Hợp chất Bạc

Kim loại bạc dễ dàng hòa tan trong axít nitric (HNO3) tạo ra bạc nitrat (AgNO3), một chất rắn kết tinh trong suốt nhạy sáng và dễ hòa tan trong nước. Bạc nitrat được dùng làm chất khởi đầu trong việc tổng hợp các hợp chất bạc khác như khử trùng, và tạo màu vàng cho thủy tinh của kính màu. Kim loại bạc không phản ứng với axít sulfuric, nên axit này được dùng trong làm đồ trang sức để làm sạch và loại bỏ đồng ôxit từ các vòng bằng bạc sau khi hàn bạc hoặc ủ. Bạc dễ dàng phản ứng với lưu huỳnh hoặc hydro sulfua H2S tạo ra bạc sulfua, một hợp chất màu tối tương tự như xỉn của các đồng xu bạc và các vật liệu bằng bạc khác. Bạc sulfua Ag2S cũng tạo ra râu bạc khi công-tắc điện bằng bạc được sử dụng trong không khí giàu hydro sulfua.

4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O

Bạc clorua (AgCl) được kết tủa từ các dung dịch bạc nitrat với sự có mặt của các ion clorua, và các muối bạc halua khác được dùng trong sản xuất nhũ tương phim cũng làm bằng cách tương tự, dùng các muối bromua hoặc iodua. Bạc clorua được dùng làm điện cực thủy tinh trong thử nghiệm pH và đo potentiometric, và làm xi-măng không màu cho thủy tinh. Bạc iodua từng được dùng trong việc gây mưa nhân tạo. Các bạc halua không có tính hòa tan trong các dung dịch gốc nước và được dùng trong các phương pháp phân tích trọng lực.

Bạc oxít (Ag2O) được tạo ra khi các dung dịch bạc nitrat cho phản ứng với bazơ, nó được dùng làm điện cực dương (anốt) trong pin đồng hồ. Bạc cacbonat (Ag2CO3) được kết tủa khi cho bạc nitrat phản ứng với natri cacbonat (Na2CO3).[16]

2 AgNO3 + 2 OH− → Ag2O + H2O + 2 NO3−2 AgNO3 + Na2CO3 → Ag2CO3 + 2 NaNO3

Bạc fulminat (AgONC), một chất nổ rất mạnh khi chạm vào được dùng trong kíp nổ được tạo ra bằng phản ứng giữa bạc kim loại với axít nitric với xúc tác etanol (C2H5OH). Các hợp chất nổ bằng bạc nguy hiểm khác như bạc azua (AgN3), được tạo ra bằng phản ứng giữa bạc nitrat với natri azua (NaN3),[17]bạc acetylua, được tạo ra khi bạc phản ứng với khí acetylen.

Latent image được tạo ra khi các tinh thể bạc halua được phát triển bằng các cho phản ứng với các dung dịch kiềm làm tác nhân ôxy hóa như hydroquinone, metol (4-(methylamino)phenol sulfat) hoặc ascorbat, làm ôxy hóa halua thành kim loại bạc. Các dung dịch kiềm của bạc nitrat có thể bị khử thành bạc kim loại bằng các loại đường khử như glucose, và phản ứng này được dùng trong tráng gương bạc và kính trang trí giáng sinh. Các loại bạc halua hòa tan trong các dung dịch natri thiosulfat (Na2S2O3) loại này được dùng làm tác nhân cố định ảnh, để loại bỏ lượng bạc halua thừa trong nhũ tương ảnh sau khi rửa phim.[16]

Kim loại bạc bị ôxy hóa mạnh bởi các chất ôxy hóa như kali permanganat (KMnO4) và kali dichromat (K2Cr2O7), và có mặt của kali bromua (KBr); các hợp chất này được sử dụng trong nhiếp ảnh để tẩy các hình ảnh gây ra bởi bạc, chuyển chúng thành bạc halua mà có thể được cố định bằng thiosulfat hoặc tái phát triển để tăng cường ảnh gốc. Bạc hình thành các dạng phức cyanua (bạc cyanua) là dạng hòa tan trong nước với sự có mặt của các ion cyanua dư. Các dung dịch bạc cyanua được dùng trong mạ điện bạc.[16]

Mặc dù bạc thường có trạng thái ôxy hóa +1 trong các hợp chất, các trạng thái ôxy hóa khác cũng được biết đến như +3 trong AgF3, được tạo ra bằng phản ứng của bạc nguyên tố hoặc bạc fluorua với krypton difluorua.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bạc http://environmentalchemistry.com/yogi/periodic/Ag... http://books.google.com/?id=ATiYCfo1VcEC&pg=PA284 http://books.google.com/books?id=DcTj4AUFemAC&prin... http://www.ibtimes.com/articles/342907/20120518/wi... http://www.kitcosilver.com/ http://www.soamsilver.com/upload/Technical_Reports... http://www.webelements.com/webelements/elements/te... http://adsabs.harvard.edu/abs/1936PhRv...50..871E http://adsabs.harvard.edu/abs/1978GeoRL...5.1079K http://adsabs.harvard.edu/abs/2001RSPTA.359.1991R